Tuesday, 15 January 2013

Đời sống vợ chồng - Sự đồng điệu trong cảm xúc

Chuyện chăn gối vợ chồng là cơ hội để đem lại cho người bạn tình có những cảm xúc thăng hoa và nhiều ý nghĩa tích cực khác.

Tuy nhiên, để có được điều đó cũng không thật đơn giản, đòi hỏi vợ chồng phải có sự đồng điệu trong cảm xúc cũng như trong hành động.


Việc nâng cao kiến thức trong đời sống vợ chồng là việc làm không thể thiếu được. Người nam phải hiểu được chức năng sinh lý của cơ quan sinh dục nữ, biết được bằng hiểu biết thực sự bằng kiến thức của mình, khi nào người bạn đời của mình đã sẵn sàng và khi đã đạt được thỏa mãn.

Nam giới ở thời kỳ thanh niên, sự cương cứng trở nên nhạy cảm, nhanh hơn nhưng có nhược điểm là dễ có tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền”. Vì vậy, ở thời kỳ này chủ yếu là khắc phục, duy trì đủ thời gian cho cuộc vui trọn vẹn. Đến thời kỳ mãn dục nam, cũng là lúc người bạn đời cũng thường tuổi tác cũng lớn theo, nên giai đoạn này cần có sự điều chỉnh cho hợp lý hơn so với thời trẻ. Cần kéo dài khúc dạo đầu hơn, cần âu yếm, vỗ về để đánh thức tâm lý tình dục. Nếu bị rối loạn cương không kèm theo bệnh lý tim mạch thì nên dùng thuốc ức chế men PDE5 như Pycalis để giúp tăng sức mạnh cho cuộc vui được trọn vẹn. Giai đoạn này cần có sự hỗ trợ của nữ giới vì nam giới ở giai đoạn này sự cương cứng dương vật trở nên, dễ xìu nhanh hơn, khi đã xìu thì thời gian cương trở lại gặp khó khăn hơn nhiều. Khi nam giới đã sẵn sàng, nữ giới cho dù chuẩn bị chưa tới giai đoạn nồng nhiệt nhất cũng nên “vào cuộc”, nếu để nam giới qua giai đoạn cương cứng thì sự phục hồi trở lại rất lâu, thậm chí cuộc vui chấm hết.
 
Trong chuyện thầm kín, nữ giới dễ bị tước đi những khoái cảm của mình, vì nam giới luôn có thói quen của giáo dục của xã hội, nền văn hóa phong kiến khiến phụ nữ phải chọn cho mình sự im lặng trên giường, không yêu cầu, không đòi hỏi và đôi khi phải giả vờ thích thú nữa; ham muốn và khoái cảm phải luôn ở tư thế chờ đợi, mà không được quyền có tiếng nói riêng của mình. Tuy nhiên ngày nay, hầu hết nữ giới xem chuyện sinh hoạt tình dục trong đời sống vợ chồng là hiện tượng sinh lý bình thường và bình đẳng với nam giới trong chuyện này.

Sự đồng điệu trong đời sống vợ chồng có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là yếu tố đánh thức tình yêu nồng thắm, nó đem lại bình an và hạnh phúc, mang lại niềm vui tinh thần, thỏa mãn về mặt tâm lý và có ý nghĩa tích cực trong cuộc sống, giúp cơ thể vận động toàn diện, vận động các cơ bắp, gia tăng hoặt động vừa phải của tim, gia tăng nhịp thở, vận động các khớp xương tay chân và cột sống, giúp cải thiện cho sức khỏe. Đặc biệt, giao hợp đạt được mức độ thỏa mãn sẽ tạo nên hưng phấn, sẽ giúp phục hồi nhanh chóng những khả năng đã bị đánh mất. Tình dục không chỉ đơn thuần là niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe một cách đáng kể, cả về mặt thể chất cũng như tâm lý, là liều thuốc thật công hiệu để giảm stress, điều chỉnh giấc ngủ. Sinh hoạt chăn gối đều đặn sẽ làm tăng cao mức testosteron lẫn estrogen trong cơ thể; testosteron không chỉ giúp thêm hưng phấn tình dục mà còn khiến cho xương và cơ trở nên rắn chắc hơn, đồng thời duy trì khả năng làm việc của tim…

Sunday, 13 January 2013

Giá trị to lớn khi sống trong đại gia đình

Tuy có những mâu thuẫn nảy sinh do khác biệt thế hệ, nhưng không thể phủ nhận những giá trị tinh thần và giáo dục mà đại gia đình mang lại

Nếu như một “đại gia đình” là hình mẫu lý tưởng của “thời các cụ” vì nó là biểu trưng cho một gia đình nề nếp truyền thống và cũng thể hiện cái uy nghiêm của một gia đình có trên có dưới, thì thời nay, mô hình một gia đình có hai thế hệ chung sống lại đang là xu thế. Dẫu vậy, trong đời sống hiện đại vẫn tồn tại không ít những “gia đình lớn”.

Các bạn trẻ thường mong muốn một cuộc sống độc lập, riêng tư. Sau khi kết hôn hầu hết các cặp vợ chồng trẻ đều mong muốn được ở riêng vì như vậy sẽ được thoải mái dành tình cảm cho nhau cũng như được tự do trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, có thể là do hoàn cảnh kinh tế, do nếp sinh hoạt của gia đình mà nhiều cặp vợ chồng trẻ phải sống trong một gia đình có đến 3, 4 thế hệ cùng chung sống.

Gia đình nhiều thế hệ có những giá trị sống vô cùng to lớn


Giá trị tinh thần và giáo dục mà đại gia đình mang lại

Gia đình nhiều thế hệ thời hiện đại đôi khi mang đến nhiều khó chịu và phiền phức cho mọi người cũng bởi lực lượng quá đông đảo với mỗi người một tính cách, một cá tính. Mọi lời nói, ứng xử giao tiếp, sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải lưu ý nhìn trước nhìn sau. Việc chung sống trong một gia đình nhiều thế hệ không tránh khỏi nảy sinh những mâu thuẫn. Trước tiên là sự khác biệt nhất định về tư tưởng, lối sống, quan điểm do khoảng cách tuổi tác giữa các thế hệ  Mọi lời nói, ứng xử giao tiếp, sinh hoạt cá nhân hàng ngày đều phải lưu ý nhìn trước nhìn sau Sau nữa là do số l ượng đông đảo của các thành viên với nhiều tính cách sẽ không tránh khỏi những va chạm, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.

Vợ chồng Hương sống trong một gia đình có tới 4 thế hệ cùng chung sống. Ông bà nội chồng, bố mẹ chồng, vợ chồng Hương, vợ chồng cậu út và thế hệ thứ 4 là con cái. Vợ chồng son sống với bố mẹ già đôi lúc không được hoà hợp cho lắm. Ngay như chuyện ăn uống sinh hoạt đã lệch pha nhau. Vợ chồng trẻ coi chuyện đi chơi với bạn bè đôi khi còn quan trọng hơn việc ăn uống đúng bữa. Thích đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn, mệt mỏi thì ngủ nướng…, có thể tự do mà xáo trộn nề nếp sinh hoạt hàng ngày. Nhưng sống trong một gia đình luôn có các cụ soi xét thì chuyện gì cũng phải đi vào qui tắc, nề nếp, khuôn khổ.

Chuyện sinh hoạt vô cùng phức tạp vì nhà chật chội, ra vào vài bước là đã chạm mặt nhau. Nhà có người già, chuyện cười nói vô tư là điều không thể. Làm gì cũng cần nhẹ nhàng, đi nhẹ, nói khẽ, cười cũng phải khẽ khàng.

Tuy nhiên không thể phủ nhận những những giá trị tinh thần vô cùng to lớn và quí báu mà một gia đình nhiều thế hệ chung sống mang lại cho mỗi thành viên. Những gia đình nhiều thế hệ bao giờ cũng đông anh em, đông con cháu nên không khí ấm cúng luôn tràn ngập. Trong gia đình nhiều thế hệ ấy, những người lớn tuổi: ông bà, cha mẹ bao giờ cũng như những cuốn từ điển sống với những vốn sống, kinh nghiệm để giáo dục, dạy dỗ con cháu.

Thực tế, nhiều bạn trẻ tuy than thở về những rắc rối những mẫu thuẫn khi sống chung do tâm lý thích sự tự do thoải mái nhưng cũng không thể phủ nhận những ích lợi khi được sống chung với đại gia đình.


Chị Mai tâm sự, sống chung với nhà chồng có cả ông bà và vợ chú út lúc đầu thấy bất tiện vô cùng. Nhưng đến khi sinh cháu mới thấy sự vất vả lúc này đã được san sẻ đi rất nhiều. Cả nhà cùng chăm sóc em bé, đông người nên vắng người này lại có người kia trợ giúp thành ra có em bé nhưng nhà không bao giờ phải nhờ đến người giúp việc. Tình cảm giữa các thành viên cũng bền chặt hơn, có điều kiện quan tâm đến nhau hàng ngày. Trẻ nhỏ được sống trong gia đình vẫn còn lưu giữ những giá trị truyền thống sẽ có điều kiện được nuôi dạy một cách tốt nhất.

Dù ở chung hay riêng, việc gìn giữ mối quan hệ huyết thống trong đại gia đình vẫn luôn luôn phải được coi trọng và nâng niu. Nếu là người già trong gia đình thì phải cố gắng tiếp cận với những thông tin mới, tìm hiểu cuộc sống của giới trẻ ngày nay, biết cảm thông... Người trẻ cũng phải quan tâm tới người già, không quá áp đặt những cái mới vào lối tư duy đã gắn kết bao năm với bố mẹ và ông bà. Cả nhà phải không ngừng chia sẻ, trao đổi và quan tâm tới nhau...

Sống trong một gia đình đông thế hệ sao cho dung hoà được với tất cả các vấn đề, những thành viên là cả một nghệ thuật sống. Khi sống trong môi trường ấy, không còn là sống cho cá nhân, cho bản thân mà sống cho ông bà cha mẹ đẹp lòng, cho con cái học tập. Bởi vậy, mỗi thành viên đều phải như một tấm gương mẫu mực. Cũng cần đặt vấn đề sống hoà thuận, nhường nhịn nhau, đoàn kết lên hàng đầu. Khắc phục những mâu thuẫn khó khăn phức tạp nhỏ trong đời sống hàng ngày để cùng xây dựng một đại gia đình lớn.

>> Tránh mâu thuẫn và sống hạnh phúc trong đại gia đình

Wednesday, 9 January 2013

Nguyên nhân kiến vợ chồng hờ hững chuyện phòng the

Có tới một phần ba số cặp vợ chồng thừa nhận “chuyện ấy” sau hôn nhân chỉ còn là “chuyện vặt” bởi họ quá mệt mỏi, stress và không còn cảm thấy hấp dẫn.

Những áp lực và mệt mỏi của đời sống hiện đại là thủ phạm tiêu diệt cảm hứng chốn phòng ngủ, một cuộc nghiên cứu mới nhất tại Anh tiết lộ.

Cơ thể suy nhược, những căng thẳng trong công việc và việc thiếu thỏa mãn nói chung khi quan hệ là ba trong số những nguyên nhân chính khiến cho chuyện phòng the bị tụt hạng mạnh trong danh sách những việc cần ưu tiên của chuyện vợ chồng.


Đáng lo ngại hơn, cứ bốn người thì lại có một người tiết lộ chuyện ấy “tẻ nhạt” và 1/7 số người được hỏi thú nhận “thà đọc sách còn hơn”.

Cuộc thăm dò với 2000 người trưởng thành do tổ chức Benenden Healthcare Society tiến hành cũng cho thấy, tần suất làm chuyện ấy trung bình ở Anh chỉ là 5 lần/tháng. “Nhiều người cho biết họ không còn cảm thấy bị hấp dẫn bởi bạn đời và việc đã quá quen thuộc nhau khiến họ thấy nhàm chán, không còn hứng thú nữa”, chuyên gia Lawrence Christensen cho biết.

“Sự tẻ nhạt, mệt mỏi của đời sống hiện đại đã buộc các cặp vợ chồng phải tạm gác sang bên sự lãng mạn. 20% số người được hỏi sẽ giả vờ ốm để “trốn” chuyện phòng the. Đây là một biểu hiện đáng lo ngại về mặt tâm lý”, bà Christensen nói thêm.

Những nghiên cứu của Benenden Healthcare cũng giúp lập ra một “mô hình chuẩn” về đời sống tình dục ở các cặp vợ chồng. Mô hình này cho thấy xu hướng suy giảm rõ rệt sau hôn nhân, khi người chồng hoặc người vợ thường xuyên tìm ra những lý do và lời giải thích cho việc họ ngày càng ít quan tâm, ưu tiên cho chuyện ấy hơn.

“Hiện tượng này là đáng lo ngại và có thể ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, tâm lý của các cặp vợ chồng”, bà Christensen khuyến cáo. Tình dục không chỉ là một hoạt động thể chất mà còn là sự kết nối về mặt cảm xúc giữa hai người, thế nên việc nhiều người thà đọc sách còn hơn quan hệ là một thực tế đáng báo động.

Đọc sách, xem TV và chuẩn bị bữa ăn cho con trẻ được nhiều người đánh giá còn quan trọng hơn cả chuyện phòng the. 43% số người được hỏi tin rằng chế độ ăn kiêng của họ đã ảnh hưởng đến đời sống tình dục của mình. Chỉ có 25% cho biết chuyện vợ chồng phòng ngủ của họ “hạnh phúc” mà thôi.
20 lý do phổ biến nhất để trốn chuyện ấy
1.  Quá mệt
2.  Căng thẳng ở chỗ làm
3.  Không còn cảm thấy bị hấp dẫn
4.  Trời quá nóng
5.  Thích đọc sách hơn
6.  Không còn tự tin ở thân hình
7.  Đầu đang phải suy nghĩ nhiều việc
8.  Đau đầu
9.  Đau cổ hoặc lưng
10. Lần nào cũng hệt như nhau
11. Không còn thích thú với chuyện đó nữa.
12. Ăn tối quá no
13. Trời quá lạnh
14. Không có thời gian
15. Chán và tẻ nhạt
16. Thích xem thể thao hơn
17. Muốn xem phim hơn
18. Có quá nhiều việc nhà chưa xong
19. Không còn hợp với bạn đời về chuyện đó
20. Không còn yêu bạn đời

Tuesday, 8 January 2013

Vợ chồng thắp lại ngọn lửa tình dục

Để duy trì hạnh phúc trong hôn nhân, sự cố gắng không bao giờ chỉ cần ở riêng chồng hay vợ. Không chỉ là cố gắng, đó còn là tự nguyện…

Nói chung những người đã lập gia đình, trung bình có quan hệ tình dục với người phối ngẫu 58 lần/ năm. Đó là dữ liệu thu thập được từ một nghiên cứu gần đây của người Mỹ. Nhưng theo Denise A. Donnelly, giáo sư xã hội học tại ĐH Georgia thì có khoảng 15% các cặp vợ chồng đã không có quan hệ tình dục với nhau trong 6 tháng trước khi phỏng vấn. Dưới đây là cuộc trò chuyện của GS Donneylly với phóng viên Tạp chí New York Times giúp chúng ta hiểu thêm về những cuộc hôn nhân không tình dục.


- Có dấu hiệu nào cho thấy các cuộc hôn nhân không tình dục đang ngày càng trở nên nhiều hơn? Hay là chúng ta chỉ nghe nói như vậy?

- Tôi ngờ rằng chúng ta chỉ nghe nói như vậy. Khi chưa có biện pháp phòng tránh thai tin cậy, thì hôn nhân không tình dục là cách để hạn chế sinh đẻ. Thời đó phụ nữ quan hệ với chồng không nhằm mục đich tận hưởng khoái cảm mà chủ yếu nhằm duy trì nòi giống. Cho nên với những đôi đã có con đầy đủ, các cặp vợ chồng rất ít quan hệ tình dục tuy nhiên hôn nhân vẫn có thể tồn tại một cách êm ấm.

- Tại sao một cuộc hôn nhân trở thành không tình dục? Tình trạng đó có ngay từ đầu hay nó suy giảm dần rồi mất hẳn?

- Có cả 2 trường hợp. Một số ít đôi không có quan hệ tình dục ngay từ đầu. Trong khi những người khác sau một thời gian chung sống và thêm các sự kiện như sinh con, ngoại tình, sau đó giảm đi rồi mất hẳn. Một số người tuy vẫn có nhu cầu nhưng không được vợ hoặc chồng hưởng ứng, họ nhịn mãi thành quen. Cũng có người đòi hỏi, bị đối tác từ chối nên cảm thấy bị tổn thương, tự ái không cần nữa, dần dần nhu cầu đó mai một đi. Có người quá ham mê công việc, sa đà vào những thú vui chơi quên cả chuyện ân ái. Và có người nhu cầu tình dục rất thấp, thậm chí không có. Có người lại coi tình dục như một thứ tội lỗi, bẩn thỉu nên khiếp sợ.

- Hôn nhân không tình dục có thể hạnh phúc không?

- Chắc chắn là những cặp vợ chồng hạnh phúc có quan hệ tình dục nhiều hơn, nhưng tôi không định nói càng quan hệ nhiều càng hạnh phúc. Có nhiều cuộc cãi nhau không phân định thắng thua nhưng khi lên giường đi ngủ, trong vòng tay ân ái, mâu thuẫn tự nó tan biến một cách thần kỳ. Tuy nhiên tình dục chỉ là một trong những hình thức thân mật vợ chồng, ngoài ra còn nhiều hình thức khác nữa nên một số cặp vẫn có thể hạnh phúc và thân mật ngay cả khi không có quan hệ tình dục.

Song một nghiên cứu từ năm 1993 ở Mỹ đã phát hiện những người sống trong hôn nhân không tình dục nhiều khả năng ly hôn hơn, tuổi thọ của họ cũng thấp hơn những người có quan hệ thường xuyên.


- Người đã rơi vào hôn nhân không tình dục có khả năng phục hồi lại được không?

- Một số người phục hồi được. Nhưng nếu một cuộc hôn nhân đã không có sex trong một thời gian dài thì hồi phục lại rất khó. Nếu cả hai cùng muốn hồi phục thì dễ hơn nhưng nếu mong muốn chỉ có từ một phía còn phía kia vẫn hững hờ thì rất dễ sợ tổn thương khi bị từ chối. Nhất là đối với những đôi từ lâu đã không có liên hệ tình dục tất sẽ gặp khó khăn, ngượng ngùng khi nói đến chuyện này.

Các nhà tâm lý hôn nhân đã đưa ra nhiều giải pháp để thắp lại ngọn lửa tình dục trong hôn nhân. Nói khác đi, muốn hồi phục lại tình dục, phải bắt đầu từ hồi phục tình yêu. Khi vợ chồng quan tâm chăm sóc nhau, năng chuyện trò chia sẻ việc gia đình… thì tình cảm sẽ mặn nồng, khả năng gần gũi gối chăn sẽ cao hơn. Đơn giản như một ngày cuối tuần cả nhà đi picnic, tham gia một tour du lịch… Thay đổi môi trường sống thường tạo ra cảm hứng và đó là cơ hội ái ân. Để tái thiết lập quan hệ thân mật thể chất, đôi khi phải có sự trợ giúp của bạn bè hoặc của nhà tư vấn chuyên nghiệp. Một khi tình dục được phục hồi có thể lại sôi nổi hơn hồi trước, quan hệ hôn nhân thay đổi về chất đến người trong cuộc cũng ngỡ ngàng.

Monday, 7 January 2013

Chuyện tiền bạc và hạnh phúc vợ chồng

Nếu cả hai vợ chồng đều đặt gia đình là ưu tiên số 1 trong các khoản chi tiêu thì một số tiền nhỏ dành dụm sẽ hữu ích khi cần thiết.

Dọn dẹp tủ quần áo cuối năm, vô tình phát hiện ra anh xã giấu... một cuốn sổ tiết kiệm trong túi áo vest, chị Thanh Lê (Quận 7) đùng đùng giận dữ: “Hóa ra, bấy lâu nay anh ấy vẫn giấu tôi có những khoản riêng. Đàn ông có khoản riêng chỉ tổ đi lăng nhăng, làm chuyện khuất tất với vợ con thôi!”. Thế nhưng, khi chia sẻ điều này với chuyên viên tư vấn, chị lại bất ngờ khi nghe chuyên viên tư vấn mỉm cười: “Có khoản riêng thật ra vẫn có những cái hay, và khoản riêng ở mức vừa phải thật ra không có gì là quá đáng!”.

Sao phải có "quỹ đen"?


Thật ra, không phải những khoản riêng này bao giờ cũng bắt nguồn từ mục đích "xấu". Nhiều anh chồng chia sẻ: “Hồi mới cưới, cũng rất thoải mái đi làm bao nhiêu về đưa hết cho vợ bấy nhiêu, chỉ giữ lại một ít dằn túi. Thế nhưng, đến khi có việc cần mới thấy. Đưa tiền cho vợ thì dễ chứ khi có việc cần hỏi lại thì vợ cứ hay lằng nhằng hỏi tới hỏi lui, xem cần vào việc gì, tại sao cần. Có lúc lại còn bàn lùi, hoặc khó chịu ra mặt khi biết chồng cần tiền để cho gia đình chồng mượn. Cứ thế nên tôi quyết định cất lại một khoản riêng cho mình. Có việc thì dùng đến, khỏi hỏi han gì đến vợ nữa. Vậy đi cho yên chuyện!”.

Việc trả lương qua tài khoản, sử dụng thẻ ngân hàng càng "hỗ trợ" cho các anh thực hiện việc này dễ dàng hơn. “Thẻ cất trong túi, password giấu kín. Thế là xong! Thời buổi này khác xưa rồi. Đâu phải cứ chồng đi làm là cần mang hết về đưa cho vợ giữ. Đóng góp là đóng góp khoản chính, lo đầy đủ các khoản cho nhà cửa, con cái. Còn lại, chuyện có khoản chi tiêu riêng theo tôi là bình thường. Như vậy sẽ tránh được những chuyện ức chế căng thẳng với nhau!”, anh Trần Thanh Dũng (Quận 3) chia sẻ.

Thực tế, theo các chuyên viên tại trung tâm Tư vấn Tình yêu hôn nhân gia đình, tài chính luôn là một trong những xung đột hàng đầu, có khả năng dẫn đến ly hôn cao nhất. Chuyện này không chỉ xảy ra ở các gia đình khó khăn, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn mà cả ở những gia đình thuộc dạng khá giả, đầy đủ, khi không có sự rõ ràng.

Chuyên viên tư vấn Lê Thị Thanh Giang phân tích: “Nếu không có sự thỏa thuận từ đầu, cứ theo hướng một người công khai minh bạch hết còn một người lại giấu giếm riêng tài chính thì chắc chắn sớm muộn cũng có chuyện. Cảm giác ức chế không phải vì khoản tiền hay vì cách sử dụng khoản tiền ấy như thế nào, mà chủ yếu là vì cảm giác mình không được tin tưởng, rằng tại sao phải giấu diếm nhau những chuyện như thế”.

"Khoản riêng": Sao cho vừa đủ?

Thông thường, với các hình mẫu gia đình cả vợ chồng đều đi làm như hiện nay, trước khi cưới, mỗi bên đều có tài khoản riêng, đều có những khoản tiết kiệm của riêng mình. Khi kết hôn, cuộc sống hôn nhân kết nối lại hai con người. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng như thế thì hoàn toàn có nghĩa là mọi thứ trở thành chung thì đúng là... hoang tưởng. Chỉ một thời gian ngắn, chắc chắn mỗi người sẽ đều cảm thấy quá tù túng nếu như nhất nhất chuyện gì cũng phải "công khai minh bạch", phải "hỏi ý kiến bạn đời", đồng thuận mới được chi.


Lời khuyên cho các đôi vợ chồng trong trường hợp này là cả hai nên có sự bàn thảo với nhau, để đưa ra mức đóng góp những khoản chi chung cho gia đình hợp lý. Còn lại, việc có một khoản riêng vừa phải để cả hai chủ động chi dùng không có gì là đáng căng thẳng ở đây. “Ai chẳng có lúc muốn mua sắm một chút cho riêng mình, ai chẳng có lúc phải phụ riêng cho anh chị em ruột thịt chút gì đó. Những chuyện này nếu cứ nhất nhất phải hỏi nhau, tôi nghĩ chỉ tạo nên cảm giác tù túng cho vợ chồng. Đó là chưa kể, một chút phòng thân ấy còn cần thiết cho gia đình khi hữu sự!”, chị Thu Thủy (quận 11) chia sẻ suy nghĩ của mình.

Nhiều phụ nữ vẫn giữ thói quen muốn mình "tay hòm chìa khóa", giữ hết tiền như một nét "truyền thống". Thậm chí, có chị còn cảm thấy bứt rứt không yên khi... chưa kiểm soát được toàn bộ tiền bạc của chồng, cảm thấy vậy thì mình chưa phải là "vợ" của anh ta. Song, theo chuyên gia tư vấn Thanh Giang, chỉ trừ khi khoản tiền riêng này quá nhiều, quá lớn, đến mức hai vợ chồng như hai "chủ thể độc lập", còn lại, khoản riêng hiếm khi là nguyên nhân chính "làm hư" các anh chồng.

Nếu như người vợ tin rằng các anh giữ tài khoản riêng, cũng tiêu xài kỹ như... mình, luôn đặt gia đình ở vị trí ưu tiên số 1, thì gia đình sẽ bình yên. Còn nếu cứ nghi ngờ, căn vặn lẫn nhau, thì việc này sẽ chỉ dẫn đến cảm giác tổn thương, bất an, là nguyên nhân cho những đổ vỡ. “Thật ra, quan trọng nhất giữa hai vợ chồng là sự trao đổi thông tin thường xuyên, kể cả với chuyện tiền bạc. Tiền ai nấy giữ hay có khoản riêng vẫn không sao, nếu như cả hai vợ chồng đều hiểu người kia kiếm tiền thế nào, sử dụng tiền bạc thế nào. Một người chồng không rượu chè, cờ bạc, không lăng nhăng bên ngoài, thì cho dù có khoản riêng, chắc chắn vợ vẫn hiểu rằng đó là điều bình thường chứ chẳng có gì nghiêm trọng cả!”, chuyên viên tư vấn Thanh Giang cho biết

Cách nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình

Một gia đình hạnh phúc có những cách giải quyết như thế nào để hài hòa được những đòi hỏi trong công việc và đời sống gia đình?

1. Không phân chia nhau việc vặt

Trong một phần của nghiên cứu, Giáo sư Kremer-Sadlik và các đồng nghiệp của mình tại trung tâm UCLA đã tìm hiểu sự liên quan giữa phân công việc nhà và sự hài lòng trong hôn nhân.

Kết quả đáng ngạc nhiên là vợ chồng hạnh phúc hơn khi họ cảm thấy mình đang làm việc hướng tới những mục tiêu giống nhau, không quan trọng ai làm nhiều hơn (thực tế là phụ nữ là người làm việc nhà nhiều hơn). Những người phụ nữ trong những cuộc hôn nhân hạnh phúc nói với các chuyên gia rằng chồng của họ dường như rất hiểu biết những gì cần phải làm để giúp đỡ vợ, như dọn bàn trong khi vợ đang nấu ăn, sắp xếp bát đũa vào bồn khi đã dùng xong bữa.


Đối với họ quan điểm về việc nhà luôn rõ ràng: “Tôi làm những công việc đó vì gia đình của tôi”, chứ không phải là “làm hộ vợ/chồng”. Như một tất yếu, các ông chồng trong các gia đình hạnh phúc tham gia làm việc nhà nhiều hơn những gia đình khác.

2. Tìm thấy niềm vui bên nhau trong từng khoảnh khắc

Những bà mẹ hạnh phúc nhận thấy rằng thời gian thực sự để kết nối tình cảm gia đình nằm ở những sự việc nhỏ diễn ra hàng ngày. Đó có thể là lúc bạn ngồi tết tóc cho cô con gái yêu, là lúc cùng chồng làm vườn, là lúc ngồi cùng con trai xem một bộ phim.

Nhưng đáng tiếc nhiều gia đình bỏ qua những cơ hội để có thể kết nối tình cảm với nhau. Một ví dụ là cách các thành viên trong các gia đình phản ứng khi ông bố đi làm về: Ở một gia đình, vợ và các con chào bố bằng những câu chào, những cử chỉ ấm cúng, một gia đình khác các con chào bố trong khi mắt không rời được trò video games còn bà vợ hỏi chồng: “Anh đi đâu giờ này mới về?”.

3. Cha mẹ làm gương, không ra lệnh

Trong một gia đình hạnh phúc, cha mẹ và con cái dường như không có nhiều căng thẳng trong việc con cái phải hoàn thành những mục tiêu do cha mẹ đặt ra. Những công việc nhỏ trong một ngày như dọn bữa ăn tối, hoàn thành bài tập về nhà…diễn ra nhẹ nhàng, vui vẻ. Đương nhiên cha mẹ vẫn là chủ trong gia đình nhưng họ không phải là người chỉ huy.
 
Dành thời gian chơi cùng con

4. Cùng nhau nấu bữa tối

Khi các bà mẹ được trợ giúp, họ có xu hướng chuẩn bị chu đáo hơn cho các bữa ăn phụ hoặc khẩu phần ăn riêng cho con nhỏ. Các em bé sẽ ăn các món ăn bày trên bàn một cách thích thú hơn nếu được tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn. Và tâm trạng của mọi người trong nhà vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn khi trẻ tham gia vào công việc nấu ăn trong nhà bếp.

5. Các bà mẹ luôn dành 5-10 phút cho mình mỗi ngày

Các bà mẹ có thể thư giãn bằng việc tập thể dục, làm vườn hoặc tự mình nhấm nháp một thanh kẹo. Điều đó thực sự tốt cho sức khỏe của họ và cả gia đình.

6. Cùng xem TV

Những gia đình dành thời gian xem TV cùng nhau tạo ra rất nhiều mối ràng buộc tích cực. Ngồi cùng nhau khiến cả nhà gần gũi hơn, các con của bạn có thể chia nhau gói bim bim, cập nhật cho nhau những kiến thức hàng ngày. Khi cả gia đình cùng cười bởi một chương trình nào đó, đó là kỉ niệm, đó là hạnh phúc.

7. Duy trì những thói quen thường xuyên

Những thói quen thường xuyên là tiền đề cho mối quan hệ gia đình phát triển. Chẳng hạn vợ chồng ngồi uống với nhau một tách cà phê khi kết thúc ngày làm việc, hay cha mẹ dành ra vài phút vào buổi tối để đọc truyện cho con nghe - đó là những giây phút thoải mái nhất.

Sunday, 6 January 2013

Tránh mâu thuẫn khi vợ làm chủ gia đình

“Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng. Khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng có nghĩa là họ có khả năng hơn chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Họ ý thức một các rõ ràng về vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong trường hợp đó không thể phủ nhận quyền của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình”.

 “Em nuôi anh”
Chồng làm cơ quan nhà nước, vợ làm cho doanh nghiệp nước ngoài nên thu nhập của gia đình chị Lê Quỳnh (27 tuổi, Khu đô thị Linh Đàm) phần lớn là của chị. Từ tiền ăn uống sinh hoạt, tiền điện nước, tiền đóng học của con đều dùng lương của chị chi trả, còn lương anh chỉ đủ xăng xe và ăn bữa trưa ở cơ quan.

Chị kể: “Tôi kiếm ra tiền nên không đòi hỏi anh ấy phải đóng góp. Lương anh ấy cũng chỉ đủ xăng xe và ăn trưa. Mấy tháng cao điểm cưới xin, đôi khi mình còn phải hỗ trợ thêm. Quà cáp cho hai bên nội ngoại cũng là mình lo tất”.

Lương chị cao đồng nghĩa với áp lực công việc lớn. Chuyện đi sớm về muộn là khó tránh khỏi. Chồng chị “biết ý” cũng giúp chị đưa đón con đi học, hôm nào chị về muộn đều sẵn sàng vào bếp chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.

“Giờ giấc của anh ấy thoải mái hơn nên buổi sáng tôi chỉ việc cho con ăn còn anh đưa đi học, chiều anh đón về. Việc nội trợ trong gia đình cả hai vợ chồng cùng làm, tôi nấu cơm thì anh lau nhà, tôi giặt đồ thì anh rửa bát. Có lần con bị ốm, mà công việc của tôi bận rộn, anh sẵn sàng xin nghỉ ở nhà chăm con để tôi đi làm”, chị kể thêm.

Chị Quỳnh bảo, chị cũng biết rằng đàn ông có “tính sĩ diện cao” nên nhiều người sẽ tự ti khi vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng. Chị hiểu điều đó nên không bao giờ ỉ vào chuyện mình có tiền mà “lên mặt” với chồng. Ngược lại, thỉnh thoảng chị lại thủ thỉ, động viên để chồng không tự ái.

“Chồng kiếm ít tiền hơn vợ thì thường hay mặc cảm. Nếu mình lại dựa vào điều ấy để lên mặt thì kiểu gì gia đình cũng tan nát. Thỉnh thoảng mình vẫn phải nịnh khéo chồng là 'bây giờ em nuôi anh, sau này anh nuôi em, công việc của em chỉ có thời, còn tương lâu dài là anh' để chồng không tự ái”, chị chia sẻ thêm.

Thời hiện đại, chuyện vợ kiếm được nhiều tiền hơn chồng không phải hiếm. Nhưng với quan niệm trước đây, kiếm tiền là công việc của đàn ông còn phụ nữ lo việc nội trợ gia đình, việc phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng đôi khi lại là nguyên nhân khiến gia đình lục đục gây mâu thuẫn.

Chị H. Phượng (Thái Thịnh, Đống Đa) kể: “Lương chồng cũng cao, nhưng lương mình lại gấp đôi chồng nên nhiều khi chồng cũng tự ái. Anh bảo người khác biết được lại nói anh sống dựa vào vợ, xấu hổ. Có lần anh bảo mình tìm việc gì nhàn nhàn hơn để có thời gian chăm con, lương thấp hơn một chút cũng được, để anh nuôi nhưng mình không chịu. Đâm ra mâu thuẫn rồi cãi nhau”.

“Mình chưa bao giờ coi thường chồng vì chuyện kiếm nhiều tiền hay ít tiền cả. Vì mình nghĩ chuyện đó phụ thuộc nhiều vào cơ hội. Mình biết anh tự ái nên khi người quen hỏi vẫn nói thấp hơn lương chồng”, chị nói thêm.

Xu hướng người vợ làm chủ gia đình

Khảo sát mới đây của Thạc sĩ Mai Thị Hạnh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về mô hình người chủ gia đình chỉ ra rằng, hiện nay việc người vợ làm chủ gia đình không phải hiếm. Thông thường người vợ làm chủ gia đình xuất hiện nhiều hơn trong các gia đình người vợ tham gia công tác xã hội, có trình độ học vấn, hộ gia đình mà người vợ có đóng góp thu nhập cao hoặc ngang bằng với người chồng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của vai trò này của người phụ nữ, trong đó có thể kể đến nguyên nhân người phụ nữ được nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết cũng như khả năng trụ cột về kinh tế của họ.

Quyền năng làm chủ gia đình của đàn ông đàn dần san sẻ cho phụ nữ.

Trước đây, người phụ nữ chỉ lo công việc trong nhà nên họ không có cơ hội để thể hiện khả năng của mình. Ngày nay, họ có nhiều cơ hội để mở mang tầm mắt, được học hành, được thăng tiến. Do vậy họ không chỉ là “nội tướng” trong gia đình mà họ còn khẳng định được chỗ đứng và địa vị của mình trong xã hội.

“Trong nhiều gia đình người vợ không chỉ làm ra tiền mà còn làm ra nhiều tiền hơn chồng. Khi kiếm được nhiều tiền hơn chồng có nghĩa là họ có khả năng hơn chồng trong việc phát triển kinh tế gia đình. Họ ý thức một các rõ ràng về vị trí, trách nhiệm của mình đối với gia đình. Trong trường hợp đó không thể phủ nhận quyền của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình”, Thạc sĩ Hạnh phân tích.

Khảo sát của Thạc sĩ Hạnh cũng cho thấy nhiều ý kiến đồng tình việc phụ nữ làm chủ gia đình sẽ tốt hơn so với đàn ông bởi bản tính của người phụ nữ là biết lo toan tính toán mọi bề, họ thường tình cảm hơn đàn ông nên xử lý các công việc gia đình hiệu quả hơn, tinh tế hơn.

Thursday, 3 January 2013

Chồng huênh hoang chuyện phòng the với bạn bè

Không phải ngẫu nhiên người ta gọi chuyện ân ái vợ chồng là chuyện phòng the. Bởi lẽ vấn đề tế nhị đó được diễn ra trong không gian riêng tư nơi chỉ có chồng, có vợ. Nhưng vì thiếu tinh tế, nhiều ông chồng lại hồn nhiên mang cái chuyện “chỉ hai người biết” ra giữa nơi đông người để bàn tán.


“Giữa chốn ba quân”, chồng huênh hoang khoe chiến tích

Giờ đây, mỗi lần Cương bàn bạc chuyện mời mấy “chiến hữu”, đồng nghiệp hay bạn bè thân thiết tới nhà chơi, dùng cơm là Thúy gạt hết đi. Cô không phải là người không hiếu khách, cũng không phải ki bo, kẹt xỉ nhưng cô chỉ sợ một điều duy nhất là trong mỗi cuộc vui như thế, Cương lại cao hứng mang chuyện phòng the ra mà khoe khoang thì cô xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. Đã có quá nhiều phi vụ như thế nên giờ đây Thúy không dám “liều lĩnh” mời bạn bè đến nhà thêm một lần nào nữa.

Công bằng mà nói, Thúy có ham muốn tình dục nhiều hơn những người phụ nữ khác. Thực ra điều đó là hết sức bình thường. Nó không hề khiến vợ chồng cô gặp khó khăn gì mà còn khiến cả hai thực sự thỏa mãn. Cương cũng rất hài lòng khi vợ luôn đồng điệu cùng mình trong chuyện ân ái vì hiếm khi nào Thúy từ chối mỗi khi chồng đòi hỏi nếu không muốn nói là nhiều khi cô còn chủ động. Chuyện tế nhị ấy là rất đỗi bình thường mà lẽ ra còn lại niềm hạnh phúc với cả hai vợ chồng nhưng cuối cùng lại là chủ đề mà lần nào giữa chốn đông người Cương cũng mang ra để khoe khoang.

Thúy còn nhớ lần đầu tiên trong ngày liên hoan lớp, bạn bè đông đủ cả, có chút hơn men ngà ngà, Cương bắt đầu lớn tiếng: “Nói gì thì nói, vợ các cậu kiểu gì cũng không thể bằng vợ tớ cái khoản chuyện chăn gối được. Vợ tớ là hơi bị máu đấy. Toàn gạ chồng thôi, chả bao giờ phải năn nỉ đâu. Mà tài cái, vợ tớ lại rất thích thời gian “yêu” lâu. Chung quy lại tớ thấy khoái nhất vợ tớ ở cái nết ấy đấy”. Vậy là mọi người ai nấy đều tủm tỉm cười. Người nào mạnh miệng hơn thì trêu lại vài câu, còn phần lớn đều cảm thấy ngượng ngùng trước câu chuyện đó. Dù thái độ của họ như thế nào nhưng đều có chung một ánh mắt nhìn Thúy đầy dò xét và có phần hơi thiếu thiện cảm.

Sau lần đó vợ chồng Thúy đã cãi nhau một trận vì cái chủ đề tế nhị như thế chồng mang ra bàn tán. Những tưởng chồng sẽ rút kinh nghiệm nhưng những lần sau, cứ có chút hơi men trong người vào là Cương lại không kiểm soát được lời ăn tiếng nói của mình. Kể từ đó tới nay, Thúy né tránh tất cả những buổi đi chơi với bạn bè cùng chồng cũng như không tổ chức ăn uống tại nhà vì sợ chồng vui quá lại hóa vô duyên.

Chồng xin tư vấn phòng the giữa lúc đông người

Cũng là một người vợ bị chồng “hồn nhiên” vạch áo cho người xem lưng trong chuyện tế nhị, nhưng nỗi khổ của Lương lại tới từ việc chồng chê bai vợ “yêu” kém và tham khảo ý kiến mọi người cách khắc phục chuyện ấy.

Vợ chồng Lương – Quân mới lấy nhau chưa lâu nên chuyện phòng the của hai người chưa thực sự hòa hợp. Lương là một người khá hiền lành và nhút nhát nên khi “yêu” cô thường rất ngượng ngùng và dè dặt. Không chỉ vậy, vốn là người chỉ biết học hành, chuyện nam nữ chưa từng nghĩ và biết tới nên cô còn chưa có kinh nghiệm. Bởi vậy mà trong nhiều cuộc yêu, cô khiến chồng không hoàn toàn được thỏa mãn.

Cứ ngỡ chuyện như vậy thì vợ chồng đóng cửa bảo nhau, ai ngờ Quân vô ý, vô tứ mang ra phơi bày hết trong bữa tiệc đông đủ bàn dân thiên hạ. Hôm đó, sinh nhật chồng, Lương tổ chức bữa tiệc nhỏ ở nhà hàng và mời rất nhiều bạn bè tới dự. Đó là buổi sinh nhật rất ấm cúng va sang trọng nên Quân tỏ ra khá cảm động. Sau khi cảm ơn vợ xong, cao hứng thế nào, Quân lại vui vẻ nói: “Mọi người xem thế nào giúp vợ tớ cái khoản yêu đương chứ như thế này thì chết. Khi vợ chồng quan hệ cô ấy cứ ì ra đấy, chẳng chịu làm gì, lúc nào cũng xấu hổ với ngượng ngùng. Có cao kiến gì giúp vợ mình mọi người cho ý kiến với”. Nghe những lời chồng nói thế, Lương đỏ bừng mặt vì thẹn và tức giận. Quân đâu có ngờ cái hành động thiếu suy nghĩ đó của mình không những chỉ thể hiện sự vô duyên mà còn rất thiếu tinh tế khi làm vợ mất mặt.

Phải mất rất nhiều thời gian Quân mới thuyết phục được vợ bỏ qua lỗi lầm cho mình. Từ đó anh chừa hẳn cái tội mang chuyện phòng the ra chốn đông người để bàn luận.

Vậy mới thấy, sự tinh tế của trong vấn đề tình dục là điều tối quan trọng để duy trì ngọn lửa đam mê cũng như tình nghĩa vợ chồng. Sự bóc mẽ, phơi bày những điểm xấu bạn đời trước mọi người đã là một việc không nên nhưng càng tệ hại hơn khi nó lại là những chuyện tế nhị tới như vậy. Nó không chỉ làm tổn thương người bạn đời mà còn khiến tình cảm vợ chồng cũng như chuyện phòng the bị rạn nứt khi người kia thấy mình không được tôn trọng.