Trong một cuộc khảo sát, hai nhà tâm lý Scott Stanley và Howard Markman đã tìm được nguyên nhân chính dẫn đến những vụ ly hôn là tiền. Trung bình cứ hai cuộc cãi nhau thì một cuộc có nguyên nhân là tiền hoặc liên quan đến tiền. Tại sao tiền trở thành cốt lõi của các mâu thuẫn xung đột vợ chồng? Trước hết vì quan niệm của hai người về tài chính khác nhau, chẳng hạn một người tiết kiệm, người kia hoang phí hoặc một người muốn kiếm tiền mạo hiểm, trong khi người kia đặt an toàn lên hàng đầu. Nếu bạn lớn lên trong một gia đình giàu có và kết hôn với người xuất thân từ gia đình nghèo, cách sử dụng đồng tiền của hai bạn sẽ khác nhau.
Thứ hai là “bệnh bóc ngắn cắn dài”. Trên thị trường có rất nhiều mặt hàng bán trả góp, từ nhà chung cư, xe ô-tô đến ti-vi, tủ lạnh, xe máy. Có người nghĩ rằng muốn hôn nhân hạnh phúc, cuộc sống phải khá giả, tiện nghi. Họ mơ ước một căn nhà khang trang. Họ mua xe ô-tô để đi làm, đi đón con khỏi mưa nắng. Chủ nhật đưa nhau đi chơi. Những khoản trả góp này ngốn hết thu nhập của họ. Cuối tháng, họ phải đối diện với hàng chục hóa đơn tiền điện hay Internet với cái túi rỗng không. Lúc đó, vợ nhìn chồng, chồng nhìn vợ, người nọ đổ tại người kia. Hóa ra sống trong một căn hộ khang trang, đi ô-tô đẹp đâu phải là hạnh phúc nếu lúc nào bạn cũng như ngồi trên đống lửa. Trạng thái tinh thần thảnh thơi, thoải mái, không phải lo nợ nần chất chồng mới là nền tảng của hạnh phúc.
Nhiều bạn trẻ trước khi kết hôn đã có hàng chục năm sống độc thân, lĩnh lương xong đút tiền vào ví, tiêu đến đâu rút đến đấy, chẳng kế hoạch gì. Bây giờ làm chủ một gia đình bạn cũng tiêu tiền theo kiểu đó thì vợ chồng không cãi nhau mới lạ. Nhiều đôi
vợ chồng trẻ để tiền chung vào một chỗ, khi cần lấy ra tiêu. Lúc ấy, chồng nổi hứng mua điện thoại mới, vợ thấy bộ đầm đẹp cũng mạnh tay chi, thế là cả hai cãi nhau. Vì thế, các nhà nghiên cứu hôn nhân xem việc quản lý chi tiêu trong gia đình là kỹ năng hàng đầu của hạnh phúc gia đình. Nếu không, dù thu nhập cao, bạn vẫn có thể rơi vào cảnh thiếu tiền. Khi nợ nần, khó khăn thiếu thốn bước vào nhà, chắc chắn hạnh phúc ra khỏi cửa vì thế để
giải quyết mâu thuẫn về vấn đề này thì:
Theo chuyên gia về gia đình Scott Stanley, tuy mỗi nhà có mức chi tiêu và thu nhập khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ có hai khoản buộc phải chi. Thứ nhất là khoản chi cơ bản. Gọi là cơ bản vì chỉ khi bảo đảm được khoản này, gia đình mới tồn tại. Đó là những khoản không chi không được như tiền nhà, tiền ăn, tiền học cho con hay tiền xăng xe. Bạn cộng tất cả xem hết bao nhiêu mỗi tháng. Nếu nó chiếm khoảng 2/3 thu nhập của hai
vợ chồng là chấp nhận được. Nếu vượt quá, bạn phải điều chỉnh rút xuống. Thứ hai là khoản dự phòng. Gia đình nào cũng có thể gặp những sự cố bất ngờ như ốm đau, tai nạn giao thông, nếu không có khoản dự phòng biết lấy tiền từ đâu? Đó là chưa kể phải tích lũy, nhắm đến những mục tiêu dài hạn. Cộng cả hai khoản sẽ ra con số tổng chi của một gia đình. Cả hai phải đóng góp thế nào để bảo đảm cuộc sống gia đình tồn tại. Vì thu nhập của hai người khác nhau, không nên đặt ra mức đóng như nhau mà tùy vào khả năng và ý thức của mỗi người. Sau khi đóng góp, mỗi người còn lại bao nhiêu, đó là quỹ riêng, được quyền chi tiêu theo ý thích của mình.
Theo các chuyên gia về đời sống gia đình, khi tìm hiểu bạn nên trao đổi với nhau về vấn đề này, chẳng hạn sống cùng cha mẹ hay thuê nhà ở riêng? Dự tính khoản chia cơ bản, khoản dự phòng là bao nhiêu để biết tổng chi hàng tháng và xem thu nhập của hai người có đảm bảo mức chi đó không để có kế hoạch giảm bớt hoặc làm thêm để kiếm tiền bù vào? Nếu có tính toán trước, khi bước vào hôn nhân, bạn sẽ thấy ung dung và thoải mái.
Tham khao thong tin can ho Everrich Infinity
ReplyDeletehttp://duancatlo.com/du-an-can-ho-the-everrich-infinity-2/
Can ho Everrich Infinity
Du an The Everrich Infinity